
Thông tin chi tiết
Trong tháng tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 trên địa bàn tỉnh, sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bầu các chức danh Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Kết quả cụ thể như sau:
A. KINH TẾ
1. Sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản:
a) Nông nghiệp:
Từ đầu năm đến nay gieo trồng 204.554 ha cây các loại, đạt 85,1% kế hoạch và giảm 0,7% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch được 770.189 tấn, đạt 60,2% kế hoạch và tăng 0,5% so cùng kỳ.
Toàn tỉnh gieo trồng 200.802 ha lúa, đạt 85,2% kế hoạch và giảm 0,7% so cùng kỳ; diện tích thu hoạch 120.650 ha, năng suất bình quân đạt 63 tạ/ha, đạt 117,5% kế hoạch và tăng 1,2% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch được 759.720 tấn, đạt 60,1% kế hoạch và tăng 0,4% so cùng kỳ. Vụ Đông Xuân: kết thúc vụ, đã gieo trồng và thu hoạch 81.023 ha, đạt 102,8% kế hoạch giảm 1,1% so cùng kỳ, năng suất bình quân được 66,7 tạ/ha, đạt 102,1% kế hoạch và tăng 1,7% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch 540.424 tấn, đạt 105% kế hoạch và tăng 0,6% so cùng kỳ. Vụ Hè Thu sớm: tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành với diện tích 39.627 ha, đạt 101,5% kế hoạch và giảm 0,3% so cùng kỳ; đã thu hoạch 100% diện tích, năng suất bình quân được 55,3 tạ/ha, đạt 101,7% kế hoạch và tăng 0,2% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 219.296 tấn, đạt 103,2% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ. Vụ Hè Thu chính vụ: chính thức xuống giống được 80.152 ha, đạt 101,3% kế hoạch và giảm 0,4% so cùng kỳ trà lúa đang phát triển tốt. Các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành sẽ thu hoạch trước 20/9/2011 để tránh khả năng lũ về.
Cùng với việc gieo sạ cây lúa, toàn tỉnh đã gieo trồng được 3.718 ha cây bắp, đạt 80,8% kế hoạch và giảm 5,8% so cùng kỳ. Thu hoạch được 3.102 ha, năng suất thu hoạch bình quân 33,5 tạ/ha, tăng 0,9% so cùng kỳ, với sản lượng 10.393 tấn, đạt 67,8% kế hoạch và tăng 2,6% so cùng kỳ, trồng nhiều nhất ở huyện Chợ Gạo với 2.976 ha, chiếm 80% diện tích. Cây chất bột có củ: đã gieo trồng được 1.588 ha, đạt 93,4% kế hoạch và giảm 6% so cùng kỳ, chủ yếu là cây khoai mỡ với diện tích 1.066 ha trồng tập trung ở huyện Tân Phước. Cây rau, đậu các loại: gieo trồng đến nay 30.697 ha, đạt 84,1% kế hoạch và tăng 6% so cùng kỳ. Thu hoạch 25.352 ha rau đậu các loại, năng suất thu hoạch bình quân 160,9 tạ/ha, đạt 99% kế hoạch và tăng 0,8% so cùng kỳ, với sản lượng 408.017 tấn, đạt 68,7% kế hoạch và tăng 2,5% so cùng kỳ, trong đó cây rau các loại đã gieo trồng được 30.563 ha, tăng 5,9% so cùng kỳ, đã thu hoạch 25.262 ha, năng suất bình quân đạt 161,4 tạ/ha tăng 0,9% so cùng kỳ, với sản lượng 407.787 tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ.
(Xem biểu Sản xuất nông nghiệp)
b) Thủy hải sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản các loại trong tháng được 104 ha nước mặn, lợ, tổng số diện tích nuôi trồng đến nay được 13.781 ha, đạt 104,8% kế hoạch, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Chia ra: Nuôi thủy sản nước ngọt: thả nuôi được 6.259 ha, đạt 99,5% kế hoạch, tăng 1,9% so cùng kỳ, diện tích thả nuôi ổn định với nhiều chủng loại cá. Riêng nuôi cá tra công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu nằm dọc bờ sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè cũng được duy trì với diện tích khoảng 110 ha. Giá cá tra trong tháng có xu hướng giảm nhưng còn cao hơn cùng kỳ năm 2010. Nuôi thủy sản mặn, lợ: nuôi được 7.522 ha, đạt 109,7% kế hoạch và tăng 12,5% so cùng kỳ, trong đó các huyện phía Đông thả nuôi vụ 2 được 104 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hiện nay các vùng nuôi tôm sú và tôm thẻ đang tiến hành thu hoạch, giá tôm sú cỡ 40 con/kg giá dao động từ 180 - 200 ngàn đồng/kg, vụ tôm năm nay trúng mùa, được giá nên người nuôi có lãi so với những năm trước. Tình hình dịch bệnh trên tôm (tính đến ngày 15/7/2011) đã gây thiệt hại 215,8 triệu con giống/787 ha, chiếm 16,5% diện tích và 16,3% lượng giống thả nuôi.
Tình hình nuôi nghêu: trong những tháng đầu năm nghêu nuôi phát triển ổn định. Tuy nhiên, từ ngày 1/3/2011 trên địa bàn xảy ra nghêu chết với diện tích 1.158,8 ha của 156 hộ ở Gò Công bị chết (gồm 1.157,8 ha/155 hộ ở huyện Gò Công Đông và 1 ha/1 hộ ở huyện Tân Phú Đông). Theo nhận định của ngành chức năng, nguyên nhân ban đầu do gió mùa Đông bắc thổi mạnh, thời tiết nắng nóng kéo dài… Ước tính thiệt hại khoảng 5.086 triệu đồng.
Sản lượng nuôi trồng và khai thác trong tháng đạt 21.493 tấn, 7 tháng đầu năm đến nay tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 131.430 tấn, đạt 61,9% kế hoạch và tăng 12,7% so cùng kỳ, gồm: Sản lượng nuôi trồng: đạt 81.426 tấn, tăng 18,4%; Sản lượng khai thác biển: đạt 47.611 tấn, tăng 4,8%, do ngư dân cải hoán tàu thuyền theo kinh phí hỗ trợ của Chính phủ, ngư trường trúng mùa nhất là nghề cào đơn, cào đôi. Tuy nhiên do giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân; Sản lượng khai thác nội địa: đạt 2.393 tấn, tăng 0,4%.
* Công tác Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản năm 2011:
- Tổng số địa bàn: 3.268 địa bàn (từ 120 - 150hộ/địa bàn), số hộ nông thôn: 383.934 hộ
- Tập huấn nghiệp vụ: từ ngày 06/6/2011 - 28/6/2011 Thường trực BCĐ huyện tổ chức tấp huấn nghiệp vụ cho BCĐ, điều tra viên, tổ thường trực cấp xã với 101 lớp và trên 4.812 điều tra viên, tổ trưởng tham dự.
- Tuyên truyền: Ban chỉ đạo Tỉnh đã kết hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền từ tỉnh đến huyện, xã bắt đầu từ ngày 20/6/2011 đến khi cuộc điều tra kết thúc. Hợp đồng trực tiếp với trung tâm văn hóa thuộc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch in, treo băng rôn tuyên truyền tổng điều tra treo dọc các trục lộ chính từ tỉnh đến huyện, xã.
- Ngày 01/7/2011 các địa phương đồng loạt ra quân Tổng điều tra, kết quả điều tra đến ngày 17/7/2011 của tỉnh như sau: Phiếu 01: 388.369/383.907 hộ, đạt tỷ lệ 101,16%; Phiếu 02: 98/153 (64,1%); Phiếu 03: 21/145 (14,5%); Phiếu 04: 400/1.320 (30,3%). Phiếu 01 thực hiện đúng kế hoạch, số hộ tăng 1,16% so với kết quả lập bảng kê do lập bảng kê sót và xác định chưa đúng hộ nông nghiệp ở khu vực thành thị.
2. Sản xuất công nghiệp:
(Căn cứ công văn số 377/TCTK-TKCN ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Tổng Cục Thống kê về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 07/2011/TT-BKHĐT về việc áp dụng chỉ số sản xuất công nghiệp. Từ kỳ báo ước tính tháng 6/2011, Cục Thống kê chính thức công bố “Chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng” cấp tỉnh phục vụ yêu cầu lãnh đạo của cơ quan Đảng, Nhà nước và nhu cầu sử dụng của các đối tượng dùng tin khác theo quy định của pháp luật thay thế chỉ tiêu “Tốc độ phát triển/tăng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994).
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong tháng 7,4% so với tháng 6/2011 và tăng 16,5% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 14,5% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: công nghiệp chế biến tăng 15,2%, sản xuất tập trung và phân phối điện, ga và nướctăng 8,4%, riêng công nghiệp khai thác mỏ giảm 14,4%. Chia theo các loại hình kinh tế: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: chỉ số phát triển công nghiệp 7 tháng tăng 6,5% so cùng kỳ năm trước; Khu vực ngoài quốc doanh: tăng 17,3%, gia công chế biến thủy sản là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang, đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu với các nước. Mặt khác cá tra Việt Nam đã đáp ứng được những tiêu chuẩn trong của hệ thống quản lý SQF 1000 CM do Hiệp hội tiếp thị thực phẩm (FMI) Hoa kỳ làm chủ sở hữu và điều hành. Tiêu chuẩn này đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của Hoa kỳ và nhiều nước khác...; Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tăng 22,3%, do Công ty TNHH VBL Tiền Giang sau khi chuyển đổi loại hình đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, gia công đa dạng các sản phẩm bia nổi tiếng như Heineiken, Tiger, Saigon, Foster nên sản lượng bia tăng mạnh so cùng kỳ, Công ty Badavinasau thời gian thiếu nguyên liệu cá biển, nay hoạt động sản xuất ổn định góp phần làm tăng chỉ số phát triển công nghiệp tháng 7/2011.
(Xem biểu chỉ số sản xuất công nghiệp)
Một số sản phẩm công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: bia đóng lon tăng 92,6%, quả và hạt đóng hộp tăng 41,2%, thuốc kháng sinh dạng bột/dạng cốm tăng 40%, rau và quả ướp lạnh tăng 37%, cát đen tăng 33,5%, gạo xay xát và đánh bóng tăng 28,4%, áo khoác và áo jacket cho ngưới lớn tăng 25,9%, thức ăn cho gia súc và gia cầm tăng 21,8%, bao bì bằng chất dẻo khác tăng 21,6%, các loại thuốc dạng bột/ dạng cốm dùng cho gia súc, gia cầm tăng 20,2%... Bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm có chỉ số sản xuất không bằng cùng kỳ năm trước do tình trạng cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường và nguồn nguyên liệu khó khăn nên mức sản xuất đạt thấp như: quả và hạt chế biến khác giảm 52,6%, tôm đông giảm 46,9%, tôm ướp lạnh giảm 31,2%, thuốc dạng bột/dạng cốm khác (trừ kháng sinh) giảm 27,1%, bia đóng chai giảm 21,1%, quần áo mặc thường cho người lớn giảm 20,5%, thức ăn cho thủy sản giảm 12,8%,…
3. Đầu tư - xây dựng:
Tổng vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trong tháng thực hiện 171,4 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay thực hiện được 922 tỷ đồng, đạt 52,4% so kế hoạch, tăng 5,2% so cùng kỳ. Chia ra: Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 561,4 tỷ đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ; Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 314,9 tỷ đồng, tăng 3,9%; Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp xã thực hiện 45,7 tỷ đồng, giảm 1,1%.
4. Vận tải, bưu chính viễn thông:
a) Vận tải: Doanh thu vận tải trong tháng thực hiện 92,9 tỷ đồng, tăng 28,9% so cùng kỳ, tính chung 7 tháng đạt 602,9 tỷ đồng, tăng 21,3% so cùng kỳ, trong đó vận tải hàng hóa đạt 352,5 tỷ tăng 45,1%, vận tải hành khách 228,3 tỷ tăng 32,3%. Tính chung 7 tháng năm 2011, hàng hóa vận chuyển được 5.783 ngàn tấn, tăng 9,9% so cùng kỳ, trong đó vận chuyển bằng đường sông thực hiện 3.905 ngàn tấn, tăng 17,9%. Hàng hóa luân chuyển được 519.498 ngàn tấn.km, tăng 17,7%, trong đó luân chuyển bằng đường sông thực hiện 380.285 ngàn tấn.km, tăng 22,1%. Hành khách vận chuyển được 17.156 ngàn người, tăng 1,9%, trong đó vận chuyển bằng đường bộ thực hiện 13.489 ngàn người, tăng 2,4%. Hành khách luân chuyển thực hiện 606.360 ngàn người.km, tăng 2,3% trong đó luân chuyển bằng đường bộ đạt 595.383 ngàn người.km.
b) Bưu chính viễn thông: Doanh thu trong tháng đạt 80 tỷ đồng tăng 14,9% so cùng kỳ, trong đó ngành viễn thông đạt 76 tỷ đồng, tăng 19,4%. Tính chung 7 tháng doanh thu đạt 537,4 tỷ đồng, tăng 27,6% so cùng kỳ, trong đó ngành viễn thông đạt 499,5 tỷ đồng, tăng 31,5%. Thuê bao điện thoại phát triển tháng 7 là 3.750 thuê bao, gồm 2.450 thuê bao cố định và 1.300 thuê bao di động trả sau, tăng 1,4% so tháng trước. Tổng số thuê bao có trên mạng đến cuối tháng 7 là 371.680 thuê bao, mật độ điện thoại bình quân đạt 22,2 thuê bao/100 dân. Thuê bao Internet băng rộng (ADSL) phát triển tháng 7 là 360 thuê bao, tăng 5,9% so tháng trước. Tổng thuê bao internet băng rộng (ADSL) có trên mạng cuối tháng 7 là 44.016 thuê bao, tăng 5,9% so tháng trước, mật độ internet bình quân 2,6 thuê bao/100 dân.
5. Thương mại, giá cả, du lịch:
a) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện được 2.624 tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước. Từ đầu năm đến nay được 16.901 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ, bao gồm kinh tế nhà nước đạt 575 tỷ đồng, tăng 43,5%, kinh tế tập thể đạt 92 tỷ đồng, tăng 17,9%, kinh tế cá thểđạt 9.313 tỷ đồng, tăng 28,3%, kinh tế tư nhân đạt 6.921 tỷ đồng, tăng 21,9%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 15.098 tỷ đồng, tăng 26,3%; lưu trú và ăn uống đạt 1.431 tỷ đồng, tăng 31,1%; du lịch lữ hành đạt 21 tỷ đồng, tăng 84,9%; dịch vụ đạt 351 tỷ đồng, bằng 97,5% so cùng kỳ.
(Xem biểu Tổng mức bán lẻ HH và doanh thu dịch vụ)
b) Xuất - Nhập khẩu:
Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 69,3 triệu USD, tăng 11,4% so tháng trước và tăng 51,4% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay xuất đạt 429,5 triệu USD, đạt 74% kế hoạch và tăng 49,1% so cùng kỳ, bao gổm: kinh tế nhà nước đạt 79,4 triệu USD, tăng 7,6%, kinh tế tư nhân đạt 257,9 triệu USD, tăng 30,1%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 91 triệu USD, bằng 6,2 lần vàkinh tế tập thể đạt 1,2 triệu USD, giảm 11,5%.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Lương thực: xuất được 32.049 tấn gạo, tổng số đến nay thực hiện 172.481 tấn, đạt 88,5% kế hoạch và tăng 47,7% so cùng kỳ, về giá trị đạt 79,3 triệu USD, tăng 37,3%. Giá gạo nguyên liệu biến động mạnh, giá xuất không tăng nếu doanh nghiệp ký xuất trực tiếp khả năng sẽ bị lỗ. Lượng gạo xuất tăng mạnh trong tháng 7 do các doanh nghiệp tập trung giao hàng theo chỉ tiêu phân bổ, không dự trữ trước, khi đến thời gian giao hàng mới tập trung thu mua đã đẩy giá gạo tăng cao; Hàng dệt may xuất được 9,9 triệu USD, giảm 5,5% so tháng trước và giảm 15,4% so cùng kỳ, đến nay thực hiện được 61,3 triệu USD, tăng 11,9% so cùng kỳ. Thị trường gia công hàng may mặc tương đối thuận lợi, giá gia công bình quân tăng 16% so cùng kỳ. Một số doanh nghiệp lớn đã mở rộng thị phần sang các thị trường khó tính như Nhật, Hoa kỳ với các hợp đồng gia công hàng cao cấp; Hàng thủy sản xuất 9.867 tấn, tăng 6,1% so tháng trước, 7 tháng sản lượng xuất đạt 63.187 tấn, tăng 8,1% so cùng kỳ, về trị giá đạt 178,2 triệu USD, tăng 30,1% so cùng kỳ. Mặt hàng cá tra fillet chiếm tỷ trọng lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản (gần 50% doanh nghiệp trong tỉnh tập trung xuất khẩu mặt hàng cá tra), giá xuất bình quân tăng 8,4% so cùng kỳ; Hàng rau quả: trong tháng xuất được 979 tấn, tăng 45,5% so tháng trước, giảm 10,8% so cùng kỳ. Giá trị đạt được 1,2 triệu USD, tăng 26,2% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay xuất đạt 5.780 tấn, tăng 42,9% so cùng kỳ. Giá trị đạt được 6,9 triệu USD, tăng 63,5% so cùng kỳ. Ngoài mặt hàng nước quả đóng hộp, các mặt hàng khác như nước dứa cô đặc, sầu riêng, xoài ... chỉ qua sơ chế do đó giá trị xuất khẩu không cao. Giá xuất bình quân mặt hàng rau quả so cùng kỳ tăng 14,2%, trong đó mặt hàng nước dứa cô đặc tăng 17,2%.
Nhập khẩu hàng hóa:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 10,7 triệu USD, chỉ bằng 37,5% so tháng trước và tăng 17,8% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay đạt 166,5 triệu USD, đạt 92,5% kế hoạch và bằng gấp 2,2 lần so cùng kỳ. Tập trung vào kinh tế nhà nước đạt 22 triệu USD tăng 16,8%; kinh tế tư nhân đạt 70,9 triệu USD, tăng 40,4%;kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73,6 triệu USD, bằng gấp 13,2 lần. Giá trị nhập khẩu trên chiếm 98% tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, trong đó ngành sản xuất sản phẩm kim loại chiếm 38,1%, sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 30,8%, may mặc chiếm 22,8%, phần còn lại là hàng hóa tiêu dùng.
c) Giá cả:
Thị trường hàng hóa và dịch vụ tháng 7 của tỉnh tương đối ổn định, không có tình trạng thiếu hàng, khan hiếm hàng hóa gây tăng giá đột biến. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng nhẹ, tăng 0,79% (thành thị tăng 0,71%, nông thôn tăng 0,82%) so tháng trước, so tháng 12 năm trước tăng 15,34%, bình quân chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng năm 2011 tăng 17,85% so với bình quân 7 tháng năm 2010. Chỉ số tăng cao nhất ở nhóm hàng hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,43%), trong đó thực phẩm tăng 2,45%; kế tiếp là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giầy dép (tăng 0,68%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 0,54%); các nhóm còn lại tăng từ 0,06 đến 0,29%; Riêng hàng lương thực giảm 0,46%. Giá vàng trong nước tăng 0,82% so tháng trước, giá bình quân 3.800.000 đồng/chỉ. Giá USD giảm 0,15% so tháng trước, giá bình quân 20.625 đồng/USD.
(Xem biểu Chỉ số giá tiêu dùng)
d) Du lịch:
Tổng số khách du lịch trong tháng đạt 69,9 ngàn lượt khách, tăng 4,2% so tháng trước, tăng 17,8% so cùng kỳ. Số khách khách tham quan du lịch từ đầu năm đến nay đạt 564 ngàn lượt khách, tăng 28,4% so cùng kỳ, trong đó khách du lịch quốc tế 308,3 ngàn lượt khách, đạt 60,9% kế hoạch và tăng 54,6% so cùng kỳ. Tổng doanh thu khách sạn, nhà hàng và du lịch được 211,6 tỷ đồng, tăng 21,8% so cùng kỳ, bảy tháng thực hiện được 1.458,4 tỷ đồng, tăng 26,9% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành chiếm 1,9%.
B. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Tình hình lao động việc làm: Tổng số lao động ở các khu, cụm công nghiệp có 22.551 người, tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động trên 75%, trong đó có 219 lao động nước ngoài. Lạm phát tăng cao, đời sống công nhân lao động gặp rất nhiều khó khăn, chính sách tiền lương không còn phù hợp. Trong tháng đã xảy ra 4 vụ đình công tại KCN Tân Hương với khoảng 10.000 lao động. Các cuộc đình công tạm thời đã giải quyết, hiện tại các công ty đã tăng lương cơ bản và hỗ trợ thêm phí sinh hoạt cho công nhân lao động. Mức lương bình quân của công nhân trong các khu công nghiệp khoản 2,2 triệu đồng/tháng.
2. Chính sách an sinh xã hội:
Chính sách đối với người có công: đã tiếp nhận và giải quyết được 83 hồ sơ chính sách về người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiểm chất độc da cam/dioxin; 42 hồ sơ chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;m 46 hồ sơ chính sách theo Hướng dẫn số 30-HD/BCTTW. Chuẩn bị kế hoạch tổ chức các đoàn thăm viếng, tặng quà trong dịp kỷ niệm ngày 27/7.
Nhà tình nghĩa: xây dựng và bàn giao cho các đối tượng 114 căn với tổng kinh phí 4.002 triệu đồng, sửa chữa 70 căn với kinh phí là 711 triệu đồng; Nhà đại đoàn kết: đã xây dựng được 132 căn tặng cho hộ nghèo. Vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa được 7.531 triệu đồng, đạt 125,5% kế hoạch.
3. Chăm sóc sức khỏe:
Thời tiết đang trong giai đoạn mùa mưa nên bệnh tay chân miệng phát triển mạnh, bằng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ. Các bệnh thường gặp đều giảm đáng kể so cùng kỳ năm 2010: bệnh tiêu chảy giảm gần 45%, quai bị giảm 30%, sốt phát ban giảm 25,8%, tả giảm 3%..., đặc biệt bệnh sốt xuất huyết giảm 36,9%, nhiễm HIV mới cũng giảm đáng kể (giảm 33,7%) và không xảy ra bệnh cúm A/H1N1. Ngoài ra trong tháng đã tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 985 cơ sở, trong đó có 92,6% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm trong tháng xảy ra 01 vụ có 5 người mắc, không có tử vong, so với cùng kỳ năm 2010 số vụ ngộ độc thực phẩm tương đương, số người mắc tăng 15 người. Từ đầu năm đến nay đã khám bệnh cho 3.125.603 lượt người, với số lượt người điều trị nội trú là 100.913 lượt người.
4. Giáo dục - Đào tạo:
Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 trường Đại Học Tiền Giang có 3.756 thí sinh đăng ký dự thi. Đợt 1 thi vào các ngày 04 và 05/7/2011 có 2.725/3.397 thí sinh dự thi, đạt 80,2%, giảm 17,9% so với số thí sinh dự thi năm 2010; Đợt 2 tổ chức vào ngày 09, 10/7/2011 có 253/359 thí sinh dự thi, đạt 70,47%, giảm 40% so với số thí sinh dự thi năm 2010. Hiện trường đang triển khai chấm thi theo kế hoạch.
5. Tình hình trật tự an toàn giao thông:
Theo báo cáo của Ngành công an đến hết tháng 6/2011:
Giao thông đường bộ:trong tháng tai nạn xảy ra 20 vụ, làm chết 20 người, làm bị thương 12 người người. Từ đầu năm đến nay xảy ra 160 vụ, làm chết 168 người và bị thương 93 người; so cùng kỳ tăng 43 vụ, số người chết tăng 45 người, số người bị thương tăng 27 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra 14.103 vụ, phạt tiền 12.448 vụ với số tiền phạt 4.539 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm từ đầu năm đến nay 74.767 vụ so cùng kỳ tăng 17.554 vụ, 66.344 vụ với số tiền phạt 23.690 triệu đồng.
Giao thông đường thủy: trong tháng xảy ra 2 vụ tai nạn, so tháng trước tăng 2 vụ và tương đương so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay 4 vụ, so cùng kỳ giảm 4 vụ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy xảy ra 1.925 vụ giảm 456 vụ so tháng trước và giảm 378 vụ so cùng kỳ, phạt tiền 1.432 vụ với số tiền phạt 585 triệu đồng; nâng tổng số vụ vi phạm từ đầu năm đến nay 11.216 vụ so cùng kỳ giảm 1.773 vụ, phạt tiền 8.576 vụ với số tiền phạt 4.198 triệu đồng.







Văn Bản





Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |