
Thông tin chi tiết
Được khởi công xây dựng từ ngày 19/5/2003 và khánhthành ngày 15/8/2003. Đây là dịa chỉ đỏ của ngành Bưu điện nói riêng và ngànhThông tin & Truyền thông nói chung.
Được khởi công xây dựng từ ngày 19/5/2003 và khánhthành ngày 15/8/2003. Đây là dịa chỉ đỏ của ngành Bưu điện nói riêng và ngànhThông tin & Truyền thông nói chung.
Đầu năm 1955, theo Hiệp định Geneve đại bộ phận cáccơ quan, ban ngành Nam bộ tập kết ra Bắc, một bộ phận nhỏ được ở lại theo lệnhXứ Uy chờ thời cơ hoạt động. Để giữ liên lạc với cấp trên, Xứ ủy chuyển Đài Vôtuyến điện Khu 8 thành Đài Vô tuyến điện Xứ ủy và giao cho đồng chí Sáu Đại phụtrách. Cán bộ có các đồng chí: Trần ViệtHùng (Hai Hùng), Nguyễn Trung Cang (Năm Cang), Tô Văn Sinh (Chín Sinh),Vũ ĐứcBan (Mười Phong). Về sau còn bổ sung các đồng chí: Nguyễn Văn Nuôi, Tám Tòng,Bùi Thế…
Khu ủy Khu 8 nhận lệnh của Xứ ủy chuẩn bị cơ sở tạixã Quơn Long, huyện Chợ Gạo cho Đài Xứ ủy về trú đóng. Đồng chí Tư Công- Bí thưĐảng ủy xã Quơn Long đã chọn nhà ông Nguyễn Văn Trình (Ba Trình, nhà ở ấp ThọQuang, xã Quơn Long) để Đài Vô tuyến điện chuyển đến. Ngày 26 tết âm lịch năm1955, Đài Xứ ủy chuyển đến trú đóng tại nhà chú Ba Trình. Trong thời gian nàymọi cán bộ trong Đài phải tạm ngưng việc liên lạc với gia đình, nhằm đảm bảo bímật cho Đài hoạt động.
Nhà chú Ba Trình cũng như bao ngôi nhà của nông dânở Nam bộ, trước sân nhà có một cây rơm, lợi dụng cây rơm đồng chí Sáu Đại chođào một hầm 2 tầng ở ngay trong cây rơm. Tầng dưới cùng đặt một máy phát điệnquay tay Ragonot để hạn chế bớt tiếng ồn. Tầng trên đặt máy phát sóng 15W, cảthân cây rơm che giấu cột anten, trên đỉnh cây rơm là giàn anten. Độ cao antenphải trên 10m mới đủ sức bắt tín hiệu liên lạc với Cục, đặc biệt liên lạc vớivăn phòng TW Đảng ở Hà Nội mang bí danh CP.16.
Qua 2 năm Đài Xứ ủy đóng ở nhà chú Ba Trình đã đượcgia đình tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Chú Ba Trình đã cho người con gái út là chịNguyễn Thị Bé làm liên lạc cho tổ đài hoạt động. Riêng chú Ba Trình dù bị giặcbắt nhưng chú vẫn không khai, mưu trí, gan dạ bảo vệ bí mật cho Đài hoạt động.Trong một lần lúc nửa đêm, lính đi càn vào nhà Chú Ba. Để đảm bảo tính mạng chođồng chí Sáu Đại, Trưởng đài và giữ bí mật cho Đài Vô tuyến điện. Chú Ba đã đẩyđồng chí Sáu Đại vô mùng nằm cùng con gái út Chú Ba đóng vai vợ chồng nhằm chemắt địch. Nhờ sự mưu trí, thông minh, sự hy sinh của Chú Ba mà đồng chí Sáu Đạithoát nạn, Tổ Đài được cứu thoát và hoạt động nối thông liên lạc với TW, giúpXứ ủy chỉ đạo phong trào cách mạng.
Gần cuối năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm ráoriết thực hiện chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”. Tình hình hết sức căng, Xứ ủychỉ đạo Đài Vô tuyến điện của đồng chí Sáu Đại bí mật chuyển về kinh Năm Ngànvà kinh Bảy Ngàn ở giữa kinh Dương Văn Dương. Sau đó tổ đài chuyển đến xãThường Thới, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Cuối cùng tổ đài chuyển về căn cứtại xã Hảo Đước, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh phục vụ thành lập Mặt trận dântộc giải phóng. Cuối năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam rađời. Trung ương Cục chỉ thị thành lập Đài Phát thanh giải phóng.
Vinh dự cho Đài Vô tuyến điện Xứ ủy hành trình từchiến trường Điện Biên Phủ được chuyển làm máy phát sóng cho Đài Phát thanhgiải phóng. Đây là một vinh dự - niềm tự hào cho ngành Vô tuyến điện Nam bộ nóichung và nói riêng cho Tổ Đài Xứ ủy Nam bộ do đồng chí Nguyễn Thành Danh (SáuĐại) làm trưởng đài. Sau ngày giải phóng đồng chí Sáu Đại giữ chức Tổng Cục PhóTổng Cục Bưu Điện Miền Nam, Giám Đốc Bưu điện TP.Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 25 năm ngàyMiền Nam hoàn toàn giải phóng, Đoàn cán bộ Tổng cục Bưu điện do Ông Mai LiêmTrực, Tổng cục truởng dẫn đầu, trong đoàn có Ông Nguyễn Thành Danh, còn gọi làSáu Danh hay Sáu Đại, nguyên là Phó Tổng Cục Trưởng Tổng cục Bưu điện Miền Nam,nguyên là truởng Đài Vô tuyến điện Xứ Ủy Nam Bộ và cũng là nguời khi xưa hoạtđộng ở nhà Ông ba Trình về thăm lại căn cứ đài VTĐ Xứ ủy Nam Bộ đặt tại nhàông. Đến lúc này, nguời dân ở ấp Quang Thọ xã Quơn Long mới hiểu mọi chuyện của44 năm về truớc.
Ngày nay, Ditích Nhà bia Đài VTĐ Xứ ủy Nam bộ là địa chỉ đỏ cho các thế hệ Ngành TT&TTtìm về với tinh thần tự hào về truyền thống, ra sức xây dựng ngành hướng tới tươnglai rộng mở.







Văn Bản





Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: | - |
Hôm nay: | - |
Tuần hiện tại: | - |
Tuần trước: | - |
Tháng hiện tại: | - |
Tháng trước: | - |
Tổng lượt truy cập: | - |